Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Người hen suyễn nên dùng và không nên dùng thuốc gì
Theo quan niệm hiện nay, hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính và tăng tiết dịch của đường thở với những cơn hen cấp tái diễn. Cơn hen cấp diễn tiến rất thất thường, lúc nhẹ lúc nặng có thể chết nếu không được xử trí đúng mức. Khi qua cơn, đa số người bệnh cảm thấy bình thường nhưng thật ra quá trình viêm vẫn còn tiếp diễn âm thầm.

Trong phế quản liên tục xảy ra 2 quá trình đối ngược nhau là bị tổn thương và tự phục hồi làm thay đổi cấu trúc lẫn chức năng được đặt tên là ''tái cấu trúc''. Mức độ ''tái cấu trúc" ít hay nhiều tùy từng cá thể mà hậu quả đáng ngại nhất là thường xuyên xảy ra cơn hen cấp và tắc nghẽn không phục hồi gây tàn phế hô hấp.



Hen suyễn tuy chưa trị dứt hẳn được nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt trong hầu hết các trường hợp nếu có sự hợp tác tốt giữa thầy thuốc và người bệnh.



Ðể kiểm soát thành công cần phải có:



Chọn lựa thuốc thích hợp nhất.



Quản lý hen suyễn lâu dài.



Ðiều trị cắt cơn hen cấp tính.



Xác định và ngăn ngừa các yếu tố kích phát làm bệnh nặng hơn.



Giáo dục bệnh nhân thay đổi môi trường sống của họ.



Theo dõi và thay đổi cách chăm sóc thật hiệu quả trong việc kiểm soát lâu dài.



Chẩn đoán và quản lý bệnh hen gồm rất nhiều đề mục nhưng có 1 câu hỏi rất thiết thực là: "Người hen suyễn nên dạng thuốc gì và tránh dùng thuốc gì ?" để giúp người bệnh có thể "sống vui với suyễn''



Thuốc cắt cơn hen



Nhóm cường giao cảm beta 2 tác dụng nhanh dạng hít là thuốc hàng đầu vì tác dụng khởi phát nhanh nhất (3 - 5 phút), kéo dài trong 4 - 6 giờ, ít tác dụng phụ nhất so với các dạng uống hoặc tiêm. Thí dụ như salbutamol (Ventolin). Tiện dụng nhất là dạng hít định liều rất nhỏ gọn để luôn luôn mang theo bên mình làm ''báu vật hộ thân''. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần gắn dạng hít dính liều vào máy hít của trẻ em (Babyhaler) có mặt nạ mềm và hệ thống van giúp bé dễ dàng hít thuốc.



Thuốc kiểm soát hen



Corticoid dạng hít là thuốc hàng đầu cho bệnh hen bậc 2 (có triệu chứng ban ngày 2 - 6 lần/tuần hoặc triệu chứng ban đêm 8 -4 lần/ tháng): beclomethasone, budesonide, fluticasone...



ICS + LAIBA: Cường giao cảm B2 tác dụng chậm dạng hít, là thuốc hàng đầu cho bệnh hen bậc 3 (có triệu chứng ban ngày thường xuyên mỗi ngày hoặc triệu chứng ban đêm 2 - 6 lần/tuần) và bậc 4 (có triệu chứng liên tục cả ngày lẫn đêm). Phổ biến nhất là: fluticasone + salmeterol (Seretide) vì có tác dụng hiệp đồng trên kiểm soát hen, cải thiện chức năng phổi, đạt hiệu quả sớm giúp giảm nhu cầu dùng thuốc cắt cơn. Ðang có khuynh hướng dùng cho cả bậc 2 nếu túi tiền cho phép.



Chú ý: Liều dùng tăng hay giảm cần theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Chỉ khi nào kiểm soát hen ổn định liên tục trong 3 tháng mới giảm liều.



Dù bệnh ổn định trong thời gian dài cũng không bao giờ quên mang theo thuốc cắt cơn vì cơn hen cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể đe dọa sinh mạng.



Tránh dùng các loại thuốc làm nặng thêm tình trạng hen: Thường quên phần chống chỉ định do không hỏi kỹ tiền căn hen.



Nhóm chẹn beta (B-blocker) như propranolol, metoprolol, atenolol... thường dùng trong cao huyết áp, rối loạn nhịp tim.

Aspirin, kháng viêm không ste-roid (NSAID) như piroxicam, meloxicam... thường dùng trong giảm đau, hạ sốt, kháng viêm.

Acetylcystein thường dùng khi trẻ em ho đàm, khò khè! Lầm tưởng rằng long đàm giúp dễ thở.



Chú ý người bệnh hen thường có cơ địa dị ứng nên phải tuân thủ triệt để phác đồ phòng chống sốt phản vệ.



Các loại thuốc trị hen không phải dạng hít:



Triamcinlone dạng tiêm (Kenakort, Kcort,...) gây tác dụng phụ rất nặng. Các chuyên gia đã bỏ hẳn không dùng nữa từ năm 1988, chỉ dùng dạng hít.



Corticoid tiêm hoặc uống chỉ nên dùng ngắn hạn (3 - 10 ngày) trong cơn hen cấp. Dùng lâu ngày gây loãng xương, cao huyết áp, tiểu đường, đục thủy tinh thể, ức chế thượng thận, béo phì, mỏng da hay yếu cơ. Cân nhắc các tình huống có thể làm xấu đi khi dùng steroides uống như: nhiễm herpes, thủy đậu, lao, cao huyết áp...



Lao BA Viên phóng thích chậm chứa salbutamaol (Volmax) có thể gây kích thích tim mạch, lo lắng, ợ chua, rung cơ, nhức đầu hay hạ kali máu. Chủ yếu dùng phối hợp các thuốc khác trong hen bậc 3-4.



Theophylline, Ami-nophylline: liều gây độc (co giật loạn nhịp tim gần với liều điều trị. Dạng tiêm tĩnh mạch chỉ cân nhắc dùng trong cơn hen nặng cấp cứu không đáp ứng với RAiBA + IAC, oxy- gen, corticoid tiêm, RABA tim. Dạng viên uống phóng thích chậm (sus- tained-realease) thường gây buồn nôn, ói. Chủ yếu dùng phối hợp các thuốc khác trong hen bậc 3 - 4.



Leukotriene modifier: Vai trò của antileukotriene trong điều trị hen chưa chắc chắn và so với LAIBA thì kém hiệu quả hơn trong tác dụ nghiệp đồng với ICS. Chủ yếu dùng phối hợp các thuốc khác trong hen bậc 3- 4.



RABA dễ gây rung cơ nhịp tim nhanh, nhức đầu và kích thích thần kinh. Dạng tiêm chỉ cân nhắc dùng trong cơn hen nặng cấp cứu không đáp ứng với RAIBA + IAC. Dạng uống chỉ dùng khi không có dạng hít.



Adrenalin gây tác dụng phụ như rabanhưng nhiều hơn và kèm thêm co giật, lạnh run, sốt và ảo giác. Không bao giờ dùng trừ khi cấp cứu mà không có raba.



Tóm lại



Ðường dùng tối ưu của các loại thuốc trị hen là dạng hít (tác dụng nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tác hại nhất) nên có câu vè vui vui: ''Nếu có thể uống thì đừng chích và nếu có thể hít thì đừng uống. Mọi ngừơi hen nên luôn luôn mang theo thuốc cắt cơn như Ventolin MDI. Từ bậc 2- 4 cần dùng thêm Becotide, Seretide...

Khi lên cơn hen cấp dùng Ventolin 4 - 8 xịt, lập lại mỗi 20 phút khi cần thiết. Nếu sau 3 lần mà triệu chứng không giảm hoặc giảm chưa đầy 3 giờ lại tái phát thì nên nhập viện ngay.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Antioxidants trong rau cải và trái cây. (05-09-2010)
    Khí lạnh giết người (05-09-2010)
    Cảm cúm (05-09-2010)
    Giữ sức khỏe và sắc đẹp ở tuổi trung niên (05-09-2010)
    Khái niệm về bệnh ung thư (05-09-2010)
    Bệnh mắt cườm (05-09-2010)
    Cúm đang dữ (05-09-2010)
    Ho lâu sau cảm, cúm (05-09-2010)
    Chăm sóc da khô mùa Ðông (05-09-2010)
    Củ Hành Tây và Bệnh Cúm (05-09-2010)
    Mệt Mỏi Kinh Niên (30-08-2010)
    Viêm Gan và Ung Thư Gan (30-08-2010)
    Dị ứng năm 2010 ( allergy season ) (28-08-2010)
    Dinh Dưỡng ở Tuổi Già (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153138671.